Tên tác phẩm (hoặc đoạn trích) | Tác giả | Thể loại | Tóm tắt nội dung (đại ý) |
Bài học đường đời đầu tiên (trích Dế Mèn phiêu lưu kí) |
Tô Hoài | Truyện đồng thoại | Dế Mèn tự tả chân dung, trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt và ân hận. |
Tên tác phẩm( hoặc đoạn trích) | Cốt truyện | Nhân vật | Nhân vật kể chuyện |
Bài học đường đời đầu tiên (trích Dế Mèn phiêu lưu kí) |
Kể theo trình tự thời gian | Có nhân vật chính và nhân vật phụ (Dế Mèn, Dế Choắt, chị Cốc...) | Dế Mèn - ngôi kể thứ nhất. |
Phó từ là gì | Các loại phó từ | |
Phó từ đứng trước động từ, tính từ | Phó từ đứng sau động từ, tính từ | |
Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ. Ví dụ: Hoa đang học bài. |
Có tác dụng bổ sung một số ý nghĩa về thời gian (đã, đang, sẽ...), về mức độ (rất, hơi, quá...), sự tiếp diễn tương tự( cũng, vẫn, cứ, còn...), sự phủ định (không, chưa, chẳng), sự cầu khiến( hãy, chớ, đừng) cho động từ, tính từ trung tâm. | Có tác dụng bổ sung một số ý nghĩa về mức độ (quá, lắm...), về khả năng (được...), về kết quả và hướng (ra, vào, ...) |
Dàn bài chung về văn tả cảnh | Dàn bài chung về văn tả người | |
Mở bài | Giới thiệu cảnh được tả: Cảnh gì? Ở đâu? Lý do tiếp xúc với cảnh? Ấn tượng chung? | Giới thiệu người định tả: Tả ai? Người được tả có quan hệ gì với em? Ấn tượng chung? |
Thân bài | a. Bao quát: Vị trí? Chiều cao hoặc diện tích? Hướng của cảnh? Cảnh vật xung quanh? b. Tả chi tiết: (Tùy từng cảnh mà tả cho phù hợp) * Từ bên ngoài vào (từ xa): Vị trí quan sát ? Những cảnh nổi bật ? Từ ngữ, hình ảnh gợi tả?... * Đi vào bên trong (gần hơn): Vị trí quan sát? Những cảnh nổi bật ? Từ ngữ, hình ảnh gợi tả?... * Cảnh chính hoặc cảnh quen thuộc mà em thường thấy (rất gần): Cảnh nổi bật? Từ ngữ hình ảnh miêu tả... |
a. Ngoại hình: Tuổi tác? Tầm vóc? Dáng người? Khuôn mặt? Mái tóc? Mắt? Mũi? Miệng? Làn da? Trang phục ?...(Từ ngữ, hình ảnh miêu tả) b. Tả chi tiết: (Tùy từng người mà tả cho phù hợp) * Nghề nghiệp, việc làm (Cảnh vật làm việc + những động tác, việc làm...). Nếu là học sinh, em bé: Học, chơi đùa, nói năng...(Từ ngữ, hình ảnh miêu tả) * Sở thích, sự đam mê: Cảnh vật, thao tác, cử chỉ, hành động...(Từ ngữ, hình ảnh miêu tả) * Tính tình: Tình yêu thương với những người xung quanh: Biểu hiện? Lời nói? Cử chỉ? Hành động? (Từ ngữ, hình ảnh miêu tả) |
Kết bài | Cảm nghĩ chung sau khi tiếp xúc: Tình cảm riêng hoặc nguyện vọng của bản thân?... | Tình cảm chung về người em đã tả? Yêu thích, tự hào, ước nguyện?... |
Chú ý: | Dù là tả cảnh hay tả người, bất cứ một đề nào, các em cũng phải nhớ lập dàn bài phù hợp. Phải làm bài, viết bài đàng hoàng, tuyệt đối không được làm sơ sài, lộn xộn. |
Tác giả bài viết: NHÓM GIÁO VIÊN MÔN NGỮ VĂN LỚP 6
Ý kiến bạn đọc
Những tin cũ hơn